Thắng làm “vua”, thua ... đi tù
TCCSĐT - Vào những ngày cuối năm 2010, trong khi mọi người trên khắp thế giới đang tất bật chuẩn bị tiễn biệt năm cũ và đón chào năm mới thì Cựu Thủ tướng Ucraina Y-u-li-a Ti-mô-sen-cô (Yulia Timosenko) và một loạt quan chức cấp cao trong nội các của bà lại lần lượt bị nhà chức trách nước này khởi tố và bắt giam.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Ucraina năm 2004 - 2005 được sự giúp đỡ đắc lực của Mỹ và phương Tây bà Ti-mô-sen-cô và cựu Tổng thống Vích-to Y-u-sen-cô (Viktor Yushchenko) đã tạo nên cái gọi là “cách mạng Cam” và “cướp mất” chiếc ghế Tổng thống của ông Vích-to Y-a-nu-cô-vích (Viktor Yanukovych), người khi đó đã được công nhận giành chiến thắng ngay trong vòng một. “Chiến thắng” này đã đưa bà Ti-mô-sen-cô cùng các cộng sự lên làm “vua” ở Ucraina trong suốt 5 năm (2005 -2009). Dưới sự trị vì của triều đại “cách mạng cam” đất nước Ucraina suýt rơi vào tình trạng bị phá sản nếu không có khoản vay trị giá hàng chục tỉ USD từ Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF). Người dân Ucraina hết sức phẫn nộ trước nạn tham nhũng hoành hành dự dội, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đồng nội tệ mất giá tới hơn 60%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 17% (năm 2009). Với “thành tích” như vậy, nên cử tri đã quay lưng với những người hùng “cách mạng cam” trong cuộc bầu cử tổng thống Ucraina được tổ chức trung tuần tháng 1-2010 cũng là điều dễ hiểu.
Sau khi lên nắm quyền, Chính quyền của Tổng thống Y-a-nu-cô-vích không thể nhắm mắt làm ngơ trước những sai phạm, vốn góp phần khiến người dân Ucraina trong một thời gian dài phải sống trong tình trạng “dở khóc dở cười”. Hàng chục vụ án hình sự liên quan đến các tội danh lạm dụng quyền hạn và chức vụ gây hậu quả nghiêm trọng, tham nhũng... đã được khởi tố. Đặc biệt, trong những ngày cuối năm 2010, Viện Công tố Ucraina (GPU) đã phê chuẩn lệnh quản thúc bà Ti-mô-sen cô và bắt giam cựu Bộ trưởng Nội vụ Y-u-ri Lu-sen-cô (Yury Lusenko) cùng 10 cựu quan chức cấp cao khác. Trong số các cựu quan chức cao cấp bị bắt có cựu Giám đốc Cơ quan Hải quan Nhà nước Ucraina A-na-tô-li Ma-ca-ren-cô ( Anatoly Makarenko), cựu Bộ trưởng Bảo vệ môi trường Gioóc-giơ Phi-líp-chúc (George Filipchuk), cựu Thứ trưởng thứ nhất Bộ Tư pháp Ép-ghê-ni Cô-rơ-ni-trúc (Evgeny Kornichuk), cựu Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Va-lê-ri I-va-sen-cô (Valery Ivashenko), Cựu Bộ trưởng Kinh tế Bô-rơ-đan Đa-ni-li-sin (Bordan Danilishin)... Theo Viện trưởng GPU, ông Vích-to Pờ-sôn-ca (Viktor Pshonka) đã khởi tố 18 vụ án hình sự đối với các cựu quan chức bị bắt. Những cựu quan chức trên bị buộc tội gây thiệt hại cho nhà nước Ucraina hơn 2,5 tỉ USD. Ngoài ra, GPU còn ra lệnh truy nã cả cựu Giám đốc Kho bạc Nhà nước Ta-ti-a-na Xliu-dơ (Tatiana Sliuz) về tội danh tương tự. Tuy nhiên, việc GPU ồ ạt khởi tố các vụ án hình sự đối với phần lớn các quan chức cấp cao trong chính phủ của bà Ti-mô-sen-cô khiến một số nhà phân tích chính trị quốc tế cho rằng đây là hành động “đàn áp” phe đối lập. Bởi vì, trên chính trường Ucraina hiện chỉ có cựu Thủ tướng Ti-mô-sen-cô là đối thủ duy nhất có khả năng cạnh tranh với Chính quyền của Tổng thổng Y-a-nu-cô-vích. Hơn nữa, bản thân ông Y-a-nu-cô-vích và bà Ti-mô-sen-cô từ trước tới này vẫn coi nhau là “kẻ thù không đội trời chung”. Trong vấn đề này có động cơ chính trị hay không thì hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ngay sau khi bị khởi tố chỉ số uy tín của bà Ti-mô-sen-cô đã giảm mạnh. Theo số liệu các cuộc thăm dò dư luận mới đây, nếu vào thời điểm hiện tại diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Ucraina thì cựu Thủ tướng Ti-mô-sen-cô sẽ giành được 11% số phiếu bầu, trong khi đó, đương kim Tổng thống Y-a-nu-cô-vích nhận được 26% số phiếu bầu. Thế nhưng, số tín nhiệm của bà Ti-mô-sen-cô có thể tăng lên nếu Chính quyền của Tổng thổng Y-a-nu-cô-vích vẫn kiên quyết thực hiện các cuộc cải cách, vốn đang không được đa số người dân ủng hộ.
Như vậy, nhờ có sự giúp đỡ của Mỹ và phương Tây nên bà Ti-mô-sen-cô và các cộng sự được nắm quyền lãnh đạo đất nước Ucraina trong suốt 5 năm và giờ đây họ đang phải đối mặt với nguy cơ cùng “dắt tay” nhau vào nhà giam. Nguy cơ này sẽ trở thành hiện thực nếu “cuộc chiến” pháp lý hiện nay phần thắng lại nghiêng về Chính quyền của đương kim Tổng thống Y-a-nu-cô-vích./.
Quốc dân Đại hội Tân Trào là một tiến bộ lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc (05/01/2011)
Phát hành bộ tem đặc biệt "Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI" (05/01/2011)
Hội nghị triển khai công tác năm 2011 ngành Tòa án (05/01/2011)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là trung tâm, mục tiêu, động lực phát triển đất nước
- Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương và ý nghĩa đối với công cuộc sắp xếp tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương hiện nay
- Hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng góp phần đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Vai trò của kinh tế phi chính thức trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Tăng cường vai trò của nhà đầu tư tư nhân trong bảo đảm chính sách an sinh xã hội đối với người dân khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Huế
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam