Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) của Hội đồng dân tộc
Sáng 19-3, Hội đồng dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011).
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐDT Ksor Phước cho biết tại hội nghị này, các thành viên của HĐ nghe và thảo luận, cho ý kiến vào Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ HĐDT Quốc hội khóa XII cũng như nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 của HĐ; chỉ ra những mặt làm tốt, những tồn tại cần khắc phục và giải pháp thực hiện công tác dân tộc của HĐ trong thời gian tới.
Nhiệm kỳ khóa XII, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho HĐDT phối hợp thẩm tra 44 dự án luật và dự án pháp lệnh. Kết thúc nhiệm kỳ, HĐDT đã phối hợp thẩm tra 27 dự án luật và dự án pháp lệnh (đạt 61,36%). Các dự án luật, dự án pháp lệnh được phân công phối hợp thẩm tra cũng như các dự án luật do HĐDT chủ động tham gia ý kiến, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ, ngành… đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, chất lượng ngày càng cao, đóng góp nhiều nội dung quan trọng, phù hợp với quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phù hợp với nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong nhiệm kỳ qua, HĐDT đã phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát 2 nội dung: việc thực hiện di dân, tái định cư công trình thủy điện Sơn La; việc thực hiện xóa đói giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II, việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án có liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. HĐDT đã thành lập 33 đoàn đến các vùng miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số để trực tiếp giám sát việc thực hiện 8 chương trình, chính sách, dự án. Hoạt động giám sát của HĐDT trong nhiệm kỳ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện rõ nét là những kiến nghị của Hội đồng đã được Quốc hội ghi nhận, trong đó đã sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chương trình, chính sách đã đề ra để tiếp tục tăng cường cho địa bàn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015…
Cùng với việc thực hiện chức năng giám sát các chuyên đề, Thường trực HĐDT đã xây dựng và thực hiện một số chương trình khảo sát, nắm tình hình tại các địa phương với các nội dung: công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số; thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt tại một số tỉnh miền núi phía bắc; dạy và học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số; tổ chức, quản lý lễ hội của các dân tộc thiểu số… Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế như kinh nghiệm hoạt động của thành viên HĐDT không nhiều lại hoạt động kiêm nhiệm và chủ yếu làm việc tại địa phương đã ảnh hướng tới chất lượng hoạt động của HĐ; việc theo dõi, đôn đốc, giải quyết các kiến nghị qua giám sát, việc tổng hợp các nội dung cần kiến nghị thông qua các đợt khảo sát thực tế… chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và chưa kịp thời nên hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát và khảo sát còn hạn chế; việc tập hợp những vấn đề quan trọng, nổi cộm và phức tạp trong xây dựng luật, giám sát về lĩnh vực chính sách dân tộc, tổ chức và hoạt động của HĐDT còn ít….
Trong năm 2011, cùng với công tác xây dựng luật, HĐDT sẽ triển khai công tác khảo sát, giám sát thực hiện theo nguyên tắc: bảo đảm thực hiện sự chỉ đạo, phân công, điều hòa, phối hợp trong hoạt động giám sát theo chương trình, kế hoạch của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; HĐDT chủ động các nội dung giám sát, khảo sát; bảo đảm mối liên hệ, phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và các địa phương trong việc thực hiện kế hoạch khảo sát, giám sát. Năm 2011, HĐDT tập trung cho công tác tổng kết nhiệm kỳ khóa XII và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; kiện toàn tổ chức HĐDT; bồi dưỡng kỹ năng hoạt động, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động của HĐDT; rà soát các nội dung liên quan miền núi, dân tộc ở các luật hiện hành để kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách phù hợp tình hình mới. HĐDT tiếp tục thực hiện một số nội dung khảo sát đang tiến hành đó là tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyện nghèo; công tác quy hoạch, đào tạo, quản lý, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số; nghiên cứu, nắm tình hình một số địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và tình hình an ninh, trật tự có diễn biến phức tạp./.
WB: Nhật Bản có khả năng phục hồi nhanh sau thảm họa (19/03/2011)
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
- Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh - Sức lan tỏa trong thực hiện quy định nêu gương của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay
- Phát huy vai trò của truyền thông đối ngoại trong kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý