200 triệu tấn hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam
Hệ thống cảng biển có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, trong 24 tỉnh, thành phố của nước ta đã có 226 cảng biển, trong đó có 9 cảng lớn. Tuy nhiên, khả năng bốc dỡ hàng hóa của hệ thống cảng biển hiện có còn nhiều hạn chế, kể cả những cảng lớn nhất cũng chưa đủ tầm để đón những tàu biển có trọng tải lớn hơn 50.000 tấn; mặt khác, đang có sự mất cân đối nghiêm trọng về năng lực bốc dỡ giữa các cảng ở ba miền. Nhiều tàu nước ngoài vào khu vực châu Á và Việt Nam phải quá cảnh sang các cảng ở Hồng Công và Singapore.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, khả năng tiếp nhận hàng hóa của các cảng biển Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 100 triệu tấn mỗi năm. Nhưng trên thực tế, công suất đã lên đến 140 triệu tấn mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng hàng hóa bình quân hằng năm từ 10 đến 12% trong vòng một thập kỷ qua. Điều đáng quan tâm là sự quá tải còn rất không đồng đều giữa các cảng. Ở miền Trung nhiều cảng thừa công suất; trong khi các cảng ở miền Nam lại “nghẽn mạch” hàng hóa bốc dỡ, và phải đảm trách tới 90% lượng hàng vận chuyển bằng container; cụm cảng miền Bắc chỉ đạt 28-30% tổng công suất bốc dỡ hàng hóa của cả nước.
Dự kiến đến năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 200 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển qua hệ thống cảng biển. Khối lượng hàng hóa sẽ nâng lên 340 triệu tấn trong 10 năm tiếp theo. Với sự gia tăng về lượng này, giới đầu tư dịch vụ hậu cần cho rằng đến năm 2010, hệ thống cảng biển Việt Nam phải nâng cao công suất tiếp nhận lên gấp 2 lần hiện nay và 4 lần vào năm 2020. Để nâng cấp và đầu tư mới cho hệ thống cảng biển, lượng vốn cần thiết lên đến xấp xỉ 60.000 tỉ đồng (tương đương 4 tỉ USD). Thông tin từ Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho biết, dự tính sẽ có 3 tỉ USD được đầu tư phát triển các cảng biển miền Trung, nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của vận tải biển khu vực này (số vốn 3 tỉ USD này sẽ gồm ½ lấy từ nguồn ODA và ½ từ ngân sách)…
Việc mở cửa ngành vận tải đường biển sau WTO là cơ hội lớn, song cũng đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước.
Cải cách hành chính ở nước ta hiện nay (01/02/2007)
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2006 (01/02/2007)
Triển vọng tăng trưởng kinh tế trên thế giới (01/02/2007)
Dự báo kinh tế thế giới năm 2007 (01/02/2007)
Xây dựng Cộng đồng Đông Á - những thành tựu bước đầu (30/01/2007)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là trung tâm, mục tiêu, động lực phát triển đất nước
- Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương và ý nghĩa đối với công cuộc sắp xếp tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương hiện nay
- Hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng góp phần đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Vai trò của kinh tế phi chính thức trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Tăng cường vai trò của nhà đầu tư tư nhân trong bảo đảm chính sách an sinh xã hội đối với người dân khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Huế
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam