Cán bộ... “chạy nền”
Trong ngành điện có khái niệm "nguồn chạy nền". Nó có nghĩa là trong số rất nhiều nhà máy phát điện, cũng như các loại nguồn điện (ở nước ta hiện nay có hai loại nguồn là thủy điện và nhiệt điện), thì một số nguồn được sử dụng để chạy nền - chạy thường xuyên, liên tục. Nguồn không được dùng chạy nền thì chỉ sử dụng khi phụ tải vượt quá tổng số nguồn cung của nguồn chạy nền.
Điều đó là do đặc điểm khác nhau của các nguồn điện. Thủy điện thì chạy bằng sức đẩy của nước, nên xây dựng đập và dẫn nước vào tua-bin, tuy có tốn kém đầu tư ban đầu, nhưng giá điện rất rẻ lại ít tác động xấu đến môi trường. Nhiệt điện thì phải đốt than, dầu hoặc khí thiên nhiên để đun nước thành hơi xả vào tua-bin, làm quay tua-bin và phát ra dòng điện. Nhiệt điện thường rất đắt, tác động môi trường lớn do thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Nhưng hiện nay, do sự chênh lệch phụ tải quá lớn giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm, nên ngành điện phải huy động toàn bộ các nhà máy nhiệt điện hiện có để chạy nền, nghĩa là chạy liên tục 24/24 giờ.
Nguồn tốt là thủy điện thì không được chạy nền, nên phải "đứng ngoài", lúc nào phụ tải tăng lên vượt tổng mức cung của các nguồn chạy nền mới được "chen chân" vào. Chẳng hạn, lúc cao điểm phải mở cả tám tổ máy của Thủy điện Hòa Bình, mà vẫn còn thiếu, thì trong giờ thấp điểm phải đóng cửa xả nước, chỉ cho chạy hai, ba thậm chí một tổ máy.
Nghịch lý của ngành điện là như vậy, nên giá điện đắt và khó có cách giảm vì chưa cải thiện được cơ cấu nguồn và đặc điểm phụ tải của nước ta.
Nhưng câu chuyện mà tác giả muốn nói ở đây là, trong lĩnh vực cán bộ, có lúc, có nơi lại cũng đang xuất hiện một thực trạng tương tự... như trong cơ cấu nguồn điện. Người ta cũng xác định được hai loại cán bộ: loại dùng để chạy nền và loại không được chạy nền.
Loại chạy nền cũng có hai kiểu: Thứ nhất, là những nơi, tình trạng cán bộ chạy nền do lịch sử để lại. Tuổi về hưu thì chưa đến, nhưng lý do chính đáng để buộc thôi việc thì không có, mà ở lại thì không làm được việc. Máy tính, ngoại ngữ đều thuộc dạng chưa thoát khỏi phổ cập tiểu học, huống chi xử lý công việc hằng ngày. Bởi vậy, bất khả kháng phải dùng họ để chạy nền - ngồi chơi xơi lương, còn công việc thì lại phải huy động dưới hình thức thuê một số lao động khác bên ngoài theo hợp đồng, thậm chí theo vụ việc.
Thứ hai, là số người thân tín, cùng cánh hẩu, luôn ủng hộ và bọc lót cho nhau trong mọi công việc, bất kể đúng hay sai,... Thường là, những việc dễ, việc có tính chất bề nổi, có nhiều bổng lộc béo bở, thì bao giờ cũng đến lượt số cán bộ chạy nền này, mặc dù năng lực và đức độ chưa chắc đã nổi trội hơn người khác trong cùng một cơ quan, tổ chức.
Thế còn số cán bộ không được dùng để chạy nền thì sao? Họ có năng lực, có đức độ trong sự so sánh tương đối, nhưng thường là những người ít chịu luồn cúi, xu nịnh, không tham vọng chạy chức, chạy quyền lại thêm "thói" hay nói thẳng, nói thật... Bởi vậy, họ luôn được "trọng dụng" trao "cuốc xẻng", khi có những việc, những tình huống khó khăn, mà số chạy nền khó lòng hoàn thành được. Họ lại cũng không "con ông, cháu cha" gì nên không lọt vào cánh kíp nào cả, nên... xin mời "đứng vòng ngoài" trong các cuộc "chia chác đường sữa" (thời bao cấp có giả ngôn: đường sữa phát từ trên xuống, cuốc xẻng phát từ dưới lên), kể cả vật chất lẫn tinh thần, danh lẫn thực. Chưa kể số làm thuê theo hợp đồng như đã kể ở trên.
Có câu chuyện ở một tổ chức nọ, khi bình xét người để giảm biên chế, thì động vào ai cũng thấy có quan hệ "dây mơ, rễ má" cả. Suy đi tính lại một chặp "sếp" thấy, chỉ riêng có một cậu "chân chất nhà quê", không con ông, cháu cha, không "dây mơ, rễ má", nên chắc là phải chọn để "giảm biên" kỳ này. Khi đưa ra tập thể để lấy ý kiến thì bị đa số phản đối, vì mọi người đều hiểu rằng, giảm "nó", tức cậu thanh niên này, thì lấy ai mà hoàn thành "nhiệm vụ chính trị".
Nghịch lý thay, cơ cấu nguồn chạy nền như trong ngành điện thì làm giá điện tăng cao, nhưng sử dụng cán bộ chạy nền kiểu như trên lại chỉ làm "giá" cán bộ giảm./.
Tổng thống Hung-ga-ri sẽ thăm chính thức Việt Nam (08/05/2008)
Ngân hàng Thế giới luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam (08/05/2008)
Ngân hàng Thế giới luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam (08/05/2008)
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
- Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh - Sức lan tỏa trong thực hiện quy định nêu gương của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý