Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm và làm việc tại Bạc Liêu
Ngày 07-8, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Bạc Liêu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng, chính quyền của tỉnh. Tiếp đoàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Quang Dương.
Tại buổi làm việc Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Quang Dương đã báo cáo khái quát tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Để vươn lên trở thành tỉnh khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu phấn đấu đến cuối năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh từ 7,0% - 7,5% trở lên, với 4 trụ cột kinh tế: Nông nghiệp, trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo; năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời); phát triển du lịch; phát triển thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục. Ngoài ra, Bạc Liêu đang tích cực triển khai hiện thực hóa thêm hướng phát triển mới là phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng theo Chiến lược biển Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 11.200 tỷ đồng, tăng 7,56% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 41,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 15,72% và dịch vụ chiếm 41,3% trong tổng GRDP... Công tác giáo dục, y tế, văn hóa có bước phát triển tích cực; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng…
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Quang Dương cũng cho biết, trong thời gian tới, Bạc Liêu khẩn trương xây dựng Đề án “Cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; triển khai có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp với trọng tâm là phát triển chuỗi giá trị ngành tôm. Tỉnh tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh, chủ yếu là phát triển nguồn năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời, đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm sản xuất năng lượng tái tạo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020. Đồng thời, Bạc Liêu tăng cường xúc tiến thương mại; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong tỉnh; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp; tập trung nguồn lực thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu…
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu kiến nghị, đề xuất với Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Đoàn công tác nhiều vấn đề. Trong đó có việc chống biến đổi khí hậu; xây dựng hệ thống giao thông, y tế, giáo dục; xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững… Vì vậy, tỉnh Bạc Liêu rất cần sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí đầu tư của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương để hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bạc Liêu đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị thời gian qua. Đồng thời, Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị trong thời gian tới, Bạc Liêu cần chú trọng, quan tâm hơn nữa các vấn đề về biến đổi khí hậu nhất là vấn đề sạt lở và xâm nhập mặn; an ninh - quốc phòng; các bức xúc xã hội nhất là bạo lực trẻ em và các tệ nạn xã hội; sắp xếp bộ máy tinh gọn; xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; chăm lo đầu tư về y tế, giáo dục và xây dựng đội ngũ trí thức; chăm lo cho gia đình chính sách và làm tốt công tác an sinh xã hội…
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng cho biết sẽ kiến nghị với Chính phủ dành ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho Bạc Liêu nói riêng cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhất là đầu tư xây dựng cũng như nâng cấp hệ thống giao thông, các công trình chống biến đổi khí hậu…
Cùng ngày, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng một số cơ quan, doanh nghiệp đã trao 5 căn nhà tình thương, 200 suất quà và học bổng tặng học sinh, trao 50 suất quà tặng gia đình chính sách, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh./.
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Coi trọng xây dựng văn hóa trong Đảng - nhân tố quan trọng tạo sức mạnh nội sinh của Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý