Tổng Bí thư Tô Lâm: Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển
TCCS - Sáng ngày 5-6-2025, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Tham dự Phiên họp có đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng là thành viên Ban Chỉ đạo.
Phát biểu kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ, quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc trong hoạt động của Ban Chỉ đạo cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm các nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30-4-2025, của Bộ Chính trị, về "Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới" để chỉ đạo, tạo ra sự đột phá mang tính chất lan tỏa để thực hiện các nhiệm vụ khác; ưu tiên giải quyết các vấn đề cấp bách, đặc biệt là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công mục tiêu năm 2025; cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những điểm nghẽn do quy định của pháp luật. Qua đó, công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế, xã hội và đất nước.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, phát huy vai trò cá nhân của từng thành viên Ban Chỉ đạo và tận dụng ý kiến góp ý của đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, đội ngũ luật gia, luật sư tâm huyết, người dân, cộng đồng doanh nghiệp để đảm bảo các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật phải mang tính thực tiễn và khoa học cao. Những vấn đề chuyên môn sâu có thể trưng cầu các chuyên gia tư vấn. Những vấn đề cụ thể phải tập trung giải quyết, không chờ đợi nhau. Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo cần tập trung vào hành động thực chất, tránh hình thức, phối hợp chặt chẽ để bảo đảm sự đồng bộ trong chỉ đạo và thực hiện...
Tổng Bí thư yêu cầu, việc triển khai phải quyết liệt, khẩn trương và phải đo lường được kết quả. Mỗi nhiệm vụ phải được phân công cụ thể gắn với trách nhiệm cá nhân và cơ quan chủ trì, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng. Các nhiệm vụ cần có chỉ số đo lường dựa trên dữ liệu theo thời gian để theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả triển khai một cách khoa học. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 2013, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, tạo các cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính; rà soát đề xuất tháo gỡ các “điểm nghẽn” do quy định của pháp luật. Trong từng quý còn lại của năm 2025, các thành viên Ban Chỉ đạo phải xác định những nhiệm vụ cụ thể để đôn đốc, thúc đẩy và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình công tác và Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Về một số yêu cầu chung trong chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, Tổng Bí thư chỉ đạo, các cấp ủy đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này. Người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình. Tập trung rà soát, tháo gỡ các "điểm nghẽn" do quy định pháp luật, nhất là những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, các quy định bất hợp lý, không khả thi, các quy định không rõ ràng, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau trong hệ thống pháp luật. Năm 2025 phải cơ bản tháo gỡ các “điểm nghẽn” do quy định pháp luật, ưu tiên trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật; xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thi hành pháp luật; nâng cao năng lực trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết, bản lĩnh, am hiểu thực tiễn, có tư duy cải cách và tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, nhạy bén với những xu thế phát triển của thời đại; thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật; đẩy nhanh tiến trình xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật, kết nối với Trung tâm Dữ liệu quốc gia theo hướng dễ truy cập, thuận tiện khai thác, sử dụng. Phát huy vai trò giám sát, kiểm tra của Đảng và giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW...

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo nhất trí thông qua: Dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; dự thảo Thông báo phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo; dự thảo Chương trình công tác năm 2025; dự thảo Kế hoạch chỉ đạo việc rà soát, đề xuất giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” do quy định pháp luật. Ban Chỉ đạo đề nghị Đảng ủy Bộ Tư pháp (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) khẩn trương tiếp thu ý kiến kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo và các ý kiến góp ý của các thành viên Ban Chỉ đạo, chỉnh lý các dự thảo và trình Trưởng Ban Chỉ đạo ký ban hành./.
Hà Phương (tổng hợp)
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Coi trọng xây dựng văn hóa trong Đảng - nhân tố quan trọng tạo sức mạnh nội sinh của Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý