Tập đoàn Đèo Cả cử cán bộ đi tu nghiệp chuyên sâu ở nước ngoài tiến tới tiếp cận nhanh, làm chủ công nghệ
TCCS - Ngày 30-5-2025, tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc), Đoàn công tác của Tập đoàn Đèo Cả do Chủ tịch Hội đồng quản trị Hồ Minh Hoàng dẫn đầu đã có chuyến thăm, kiểm tra và động viên các kỹ sư, công nhân tham gia chương trình tu nghiệp chuyên sâu về công nghệ thi công hầm bằng máy khoan TBM (Tunnel Boring Machine) tại Cục 2 Tập đoàn Xây dựng Trung Quốc. Tham dự chương trình còn có đồng chí Nguyễn Việt Dũng, Tổng Lãnh sự cùng một số cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu.

Vừa học vừa làm ngay trên công trường metro
Chương trình đào tạo nằm trong kế hoạch hợp tác giữa Tập đoàn Đèo Cả và Cục 2 Tập đoàn Xây dựng Trung Quốc. Theo đó, các học viên được đào tạo về công nghệ TBM - phục vụ thi công công trình đường sắt đô thị, đường sắt liên thành phố. Trong khuôn khổ chương trình, các học viên được tiếp cận kiến thức về kỹ thuật xây dựng không gian ngầm dưới sự giảng dạy của các chuyên gia hàng đầu tại Trung Quốc. Bên cạnh lý thuyết, các học viên được trực tiếp thị phạm quy trình vận hành dự án sử dụng công nghệ TBM ngay trên công trường thi công tuyến ngầm thuộc dự án đường sắt liên thành phố Quảng Châu - Đông Quan - Thâm Quyến bằng công nghệ TBM (tốc độ thiết kế 120 km/h, tổng chiều dài 80 km) và dự án nhà ga Long Thành thuộc tuyến đường sắt liên thành phố Thâm Quyến - Huệ Châu tại Trung Quốc.
Tại công trường, kỹ sư Nguyễn Đức Phương, Trưởng đoàn kỹ thuật Tập đoàn Đèo Cả, trưởng nhóm học viên cho biết, đến nay các học viên đã được đào tạo thi công giếng tạm, khoan đào bằng công nghệ TBM, công tác xử lý bùn thải, kiểm soát chất lượng và khảo sát, thiết kế. Trong quá trình học tập luôn có sự trao đổi sôi nổi giữa các học viên và giảng viên. Tại đây, các học viên được học lý thuyết song song với thực hành, vì thế nhanh chóng tiếp cận được các công nghệ mới một cách trực quan nhất, nhiều thắc mắc được bộc lộ trong quá trình học cũng được giải đáp cặn kẽ ngay trên chính công trường. Chúng tôi tự tin sau khoá học này có thể phần nào làm chủ được công nghệ TBM, sẽ đem kiến thức để thực hiện tại các dự án tương tự trong nước.
Trao đổi với đoàn, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Giám đốc Cục 2 Tập đoàn Xây dựng Trung QuốcVương Tùng chia sẻ: “Tôi nhận thấy rằng đội ngũ học viên đang thực hiện rất nghiêm túc, đầy đủ các nguyên tắc của công trường, cũng như bảo đảm mọi điều kiện về an toàn. Các anh không chỉ học mà còn tham gia cùng làm với chúng tôi để hiểu rõ các nguyên lý và cách thức điều chỉnh hệ thống máy đào đúng theo kỹ thuật. Ban ngày học lý thuyết và thực nghiệm trên công trường, buổi tối bố trí học tập trong văn phòng”.
Theo chương trình, học viên được đào tạo từ phần lý thuyết bao gồm tìm hiểu cấu tạo từng bộ máy, hiểu rõ nguyên lý hoạt động trong thi công, khảo sát, lấy mẫu, thực hành thi công các bước, vận hành máy và xử lý được nguyên nhân, cách ứng phó khi gặp địa tầng khác nhau. Trong tương lai, nếu thực tế Tập đoàn Đèo Cả thực hiện các dự án tại Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn để đáp ứng yêu cầu thi công phù hợp từng vùng địa chất khác nhau.
Hướng tới làm chủ công nghệ TBM

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả Nguyễn Quang Huy, doanh nghiệp xác định đầu tư bài bản cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ chiến lược dài hạn để Việt Nam làm chủ công nghệ thi công hiện đại, hướng đến bảo đảm năng lực để triển khai các dự án lớn của quốc gia, như hệ thống đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Công nghệ TBM vốn yêu cầu kỹ năng vận hành máy móc chính xác, kiến thức địa chất sâu rộng và khả năng xử lý sự cố, cần đầu tư dài hạn cho con người. Những kỹ sư, công nhân được Tập đoàn cử sang Trung Quốc đều là người có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thi công hầm xuyên núi đã được doanh nghiệp đánh giá và chọn lọc, sẽ trở thành lực lượng “nguồn” để đào tạo nội bộ sau này.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Hồ Minh Hoàng bày tỏ tin tưởng với những nỗ lực của đội ngũ nhân sự, trong thời gian tới Tập đoàn Đèo Cả sẽ từng bước làm chủ công nghệ, thực hiện thành công nhiều dự án lớn tại Việt Nam và tiến tới vươn tầm quốc tế. Đặc biệt, sau khi Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, đây là một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước, đồng thời là đòn bẩy để các doanh nghiệp tư nhân như Đèo Cả đột phá về công nghệ, tự tin triển khai các dự án mới và hợp tác hiệu quả hơn với các đối tác nước ngoài.
Cũng trong chuyến công tác Trung Quốc lần này, Tập đoàn Đèo Cả đã làm việc với Trường cao đẳng nghề đường sắt Quảng Châu với định hướng hợp tác để hình thành trường cao đẳng nghề tại Việt Nam nhằm góp phần giải quyết bài toán nhân lực, khắc phục tình trạng “thiếu thợ” cho ngành giao thông trong nước, đặc biệt trong bối cảnh dư địa công việc ngành hạ tầng giao thông trong giai đoạn tới là cực kỳ lớn./.
Hưởng ứng Nghị quyết số 68-NQ/TW, Tập đoàn Đèo Cả đưa 2 kiến nghị và 5 giải pháp để kinh tế tư nhân bứt phá (16/05/2025)
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Coi trọng xây dựng văn hóa trong Đảng - nhân tố quan trọng tạo sức mạnh nội sinh của Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý