Mũi nhọn kinh tế - Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Việc xác định đúng đắn ngành mũi nhọn kinh tế và đề ra được các biện pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển ngành đó là một trong những nhân tố quyết định sự thành công cho việc phát triển quốc gia nói chung, các tỉnh, thành phố nói riêng. Có thể nói, mũi nhọn kinh tế là cốt lõi của việc lựa chọn hướng đi, giải pháp phát triển có hiệu quả nhất của các hệ thống kinh tế. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang xác định các ngành mũi nhọn kinh tế riêng của mình, hầu hết địa phương nào cũng muốn ngành mũi nhọn của mình phải là những ngành công nghệ cao, thâm dụng nhiều vốn và tri thức. Tuy nhiên, chưa có địa phương nào đưa ra được những cơ sở lập luận chặt chẽ cho việc lựa chọn ngành mũi nhọn kinh tế, các tiêu chí cần thiết và phương pháp xác định ngành mũi nhọn kinh tế đúng đắn mà chủ yếu dựa vào phương pháp lấy ý kiến chuyên gia dựa trên phương pháp lợi thế so sánh mang tính định tính và chia cắt hay dựa trên cảm nhận trực giác của các cán bộ có chức năng về tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình. Vì thế, việc xác định và phát triển ngành mũi nhọn kinh tế sẽ trở nên không khả thi hoặc nếu có làm được thì phải cần khoản chi phí khổng lồ, hiệu quả thấp.
Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và phát triển mũi nhọn kinh tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Mũi nhọn kinh tế - Cơ sở lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo) của GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn và TS. Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên.
Cuốn sách hệ thống hóa và luận giải những vấn đề lý luận chủ yếu về mũi nhọn kinh tế; trình bày có hệ thống các phương pháp xác định mũi nhọn kinh tế; phân tích vấn đề mũi nhọn kinh tế qua thực tiễn một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; đồng thời cuốn sách cũng khảo sát, đánh giá việc lựa chọn và phát triển mũi nhọn kinh tế của thủ đô Hà Nội (một trung tâm lớn và tiêu biểu về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước); từ đó các tác giả đã đề xuất phương pháp và quy trình xác định mũi nhọn kinh tế chung cho một chủ thể kinh tế của nước ta (quốc gia/tỉnh, thành phố). Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà nghiên cứu kinh tế, cán bộ lãnh đạo các địa phương, cơ quan quản lý liên quan và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
Góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ thực trạng công nhân Thành phố Hồ Chí Minh (12/03/2008)
Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (12/03/2008)
Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại (12/03/2008)
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
- Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh - Sức lan tỏa trong thực hiện quy định nêu gương của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý