Ông Nguyễn Minh Triết được bầu lại làm Chủ tịch nước
Trong phiên họp Quốc hội sáng ngày 24-7, ông Nguyễn Minh Triết đã được Quốc hội khóa XII bầu lại làm Chủ tịch nước với 487/490 số phiếu tán thành, bằng 98, 78% tổng số đại biểu Quốc hội.
Mở đầu phiên họp, Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã đọc báo cáo kết quả thảo luận ở đoàn về nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Theo đó, ông Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước nhiệm kỳ khóa XI được giới thiệu ứng cử chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII.
Quốc hội đã tiến hành biểu quyết bằng bấm nút, chốt danh sách nhân sự để bầu Chủ tịch nước.
Sau đó, Ban kiểm phiếu đã phổ biến thể lệ bầu cử và Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín. Công tác kiểm phiếu cho thấy số phiếu phát ra là 490, số phiếu thu về là 490, số phiếu hợp lệ là 490.
Kết quả, ông Nguyễn Minh Triết được 487 phiếu tán thành (98,78% tổng số đại biểu quốc hội).
Ngay sau đó, ông Nguyễn Minh Triết đã phát biểu ý kiến nhậm chức.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã chúc mừng và tặng hoa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đọc Tờ trình giới thiệu danh sách để Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo Tờ trình, Chủ tịch nước giới thiệu để Quốc hội bầu:
1. Bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban kiểm tra Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Hà Nam giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước;
2. Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ khóa XI, đại biểu Quốc hội khóa XII Thành phố Hải Phòng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ;
3. Ông Trương Hòa Bình, Thứ trưởng Bộ Công an, đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Long An giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
Tiểu sử tóm tắt của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết Đồng chí Nguyễn Minh Triết sinh ngày 8/10/1942 |
Ông Nguyễn Minh Triết được bầu lại làm Chủ tịch nước (25/07/2007)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là trung tâm, mục tiêu, động lực phát triển đất nước
- Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương và ý nghĩa đối với công cuộc sắp xếp tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương hiện nay
- Hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng góp phần đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Vai trò của kinh tế phi chính thức trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Tăng cường vai trò của nhà đầu tư tư nhân trong bảo đảm chính sách an sinh xã hội đối với người dân khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Huế
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam