Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế được chia làm ba cấp độ: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Nếu như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thể hiện bằng năng lực tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế của nền kinh tế quốc gia, khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần để thu lợi nhuận. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở của năng lực cạnh tranh nền kinh tế.
Do năng lực cạnh tranh có vai trò và ý nghĩa to lớn như vậy nên hầu hết các quốc gia đều khuyến khích cạnh tranh, tạo môi trường thúc đẩy cạnh tranh trong nước, quốc tế và rất chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Với việc chuyển sang cơ chế thị trường trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước tạo lập một môi trường cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Cùng với việc tăng cường mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh càng trở nên gay gắt trong nước và với quốc tế. Nhờ đó, các doanh nghiệp hoạt động năng động hơn, hiệu quả hơn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện vị thế về năng lực cạnh tranh của Việt Nam: năm 2001 được xếp thứ 60/75 nước, năm 2003 thứ 60/102 nước, năm 2004 xếp thứ 77/104 nước và 2005 xếp thứ 81/117.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo xu hướng mở cửa nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh trong nước và quốc tế càng trở nên gay gắt, yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế đặt ra rất bức xúc: làm thế nào và bằng cách nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế? Chính vì vậy, Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Chúng ta chủ trương xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp, xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh cao”. Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay do TS. Nguyễn Hữu Thắng chủ biên.
Nội dung của cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế hiện nay
Chương 2: Thực trạng doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Một số quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
- Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh - Sức lan tỏa trong thực hiện quy định nêu gương của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay
- Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh châu Âu: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý