Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan của thời đại, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, nhất là đối với Việt Nam, khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang theo đuổi thể hiện ở mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, đồng thời phải đảm bảo được vai trò định hướng và điều tiết nền kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Đánh giá đúng về tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới, nhận rõ vai trò của việc mở rộng quan hệ quốc tế, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế đất nước, Đảng ta đã sớm đề ra chủ trương, đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đúng đắn gắn liền với công cuộc đổi mới nền kinh tế. Nhờ đó, trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, thu được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng: quy mô xuất nhập khẩu tăng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế ngày càng nhiều, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể...
Để cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và khá toàn diện về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của tập thể tác giả do GS.TS. Hoàng Ngọc Hòa thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ biên. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở đề tài khoa học cấp bộ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã được nghiệm thu.
Nội dung cuốn sách được bố cục thành 3 phần:
Phần thứ nhất: Toàn cầu hóa và sự cần thiết khách quan phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Phần thứ hai: Quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Phần thứ ba: Quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế góp phần phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Lô-gíc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận (14/01/2008)
Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (14/01/2008)
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
- Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh - Sức lan tỏa trong thực hiện quy định nêu gương của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý