Lô-gíc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận
Nghiên cứu khái niệm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa học lô-gíc nhằm nắm bắt sự vận động không ngừng của đối tượng trong thế giới khách quan. Các khái niệm là một trong những công cụ có thể phản ánh tương đối đầy đủ và có hệ thống về bản chất, quy luật vận động của khách thể. Trong khi đó, đối với tư duy lý luận, sự vận động của các khái niệm, xét về bản chất, là một thể thống nhất biện chứng giữa tính ổn định và biến hóa nhằm vạch ra một cách cụ thể lô-gíc vận động của khái niệm.
Trong sự phản ánh biện chứng của thực tiễn vào tư duy con người, sự vận động biện chứng của khái niệm phản ánh tương đối đầy đủ trong hệ thống các quy luật của phép biện chứng duy vật nhằm thể hiện và nói lên cách thức, nguồn gốc và động lực, khuynh hướng, hình thái tổng thể, các phương diện phổ biến của sự vận động khái niệm và mối liên hệ biện chứng hữu cơ giữa chúng với nhau hợp thành một hệ thống. Và đây cũng chính là nội dung chủ yếu nhất của lô-gíc vận động các khái niệm; thể hiện rõ nhất hiệu lực của phép biện chứng duy vật với tính cách là phương pháp luận của việc nghiên cứu khái niệm và lô-gíc vận động của khái niệm.
Dưới ánh sáng của phép biện chứng duy vật mác-xít, sự vận động biện chứng của khái niệm không những phản ánh đầy đủ sự vận động biện chứng của đối tượng khách quan, mà đồng thời trong quá trình đó, sự vận động của khái niệm không ngừng sản sinh ra các khái niệm mới nhằm bổ sung, cung cấp thêm những tri thức mới và hoàn thiện hơn nữa hệ thống tư duy lý luận.
Do vậy, việc nghiên cứu lô-gíc vận động của khái niệm cho ta căn cứ để xác định phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và phát triển tư duy lý luận, mà điều này đặc biệt quan trọng đối với nhận thức khoa học cũng như thực tiễn hiện nay. Hơn nữa, đối với Việt Nam, việc nhận thức đúng đắn sự vận động của các khái niệm giúp xác định các phương hướng và giải pháp đổi mới, phát triển tư duy lý luận, nhằm tích cực đáp ứng yêu cầu chỉ đạo có hiệu quả thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, trong những năm qua, đổi mới tư duy nói chung cũng như tư duy lý luận nói riêng đã góp phần quan trọng vào những thành quả phát triển về kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của đông đảo bạn đọc cũng như giới chuyên môn và các nhà nghiên cứu tìm hiểu về khoa học lô-gíc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Lô-gíc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận của TS.Nguyễn Thanh Tân. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập.
Nội dung cuốn sách gồm ba chương:
Chương 1: Tư duy và khái niệm
Chương 2: Các quy luật vận động cơ bản của khái niệm trong tư duy lý luận
Chương 3: Các chiều hướng cơ bản của sự vận động khái niệm trong tư duy lý luận
Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (14/01/2008)
Chính phủ chỉ đạo toàn diện, điều hành năng động, đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh và bền vững (14/01/2008)
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
- Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh - Sức lan tỏa trong thực hiện quy định nêu gương của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay
- Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh châu Âu: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý