Hoàn thành lắp đặt tụ bù ngang của 8 trạm biến áp 220kV, bảo đảm điện cho miền Bắc từ mùa hè 2024
TCCS - Ngày 28-4-2024, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện (NPTPMB) đã hoàn thành lắp đặt tụ bù ngang 8/8 trạm biến áp 220kV khu vực phía Bắc thuộc Dự án “Lắp đặt tụ bù lưới truyền tải điện khu vực miền Bắc năm 2024”.

Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, NPTPMB đại diện cho chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Đây là công trình năng lượng cấp II, nhóm B với tổng mức đầu tư gần 190 tỷ đồng thực hiện tại 8 trạm biến áp 220kV thuộc địa bàn 7 tỉnh, thành phố là những trung tâm phụ tải lớn bao gồm: TBA 220kV Long Biên (Hà Nội), Quang Châu (Bắc Giang), Kim Động, Yên Mỹ (Hưng Yên), Thanh Nghị (Hà Nam), Bắc Ninh 3 (Bắc Ninh), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), Hải Hà (Quảng Ninh).
Dự án có quy mô lắp đặt 7 giàn tụ bù ngang 110kV - 50MVAr và các thiết bị để hoàn thiện ngăn lộ tại các TBA 220kV Long Biên, Quang Châu, Kim Động, Yên Mỹ, Thanh Nghị, Bắc Ninh 3 và Vĩnh Tường; Lắp đặt giàn tụ bù ngang 110kV - 25MVAr và các thiết bị để hoàn thiện ngăn lộ tại TBA 220kV Hải Hà (tổng dung lượng bù 375MVA).

Phó Giám đốc NPTPMB Võ Lương Nhân cho biết: Theo kế hoạch, dự án hoàn thành trong tháng 5-2024. Tuy nhiên, để hỗ trợ điện áp nằm trong giới hạn cho phép lưới truyền tải điện khu vực miền Bắc, đáp ứng nhu cầu điện năng cho các phụ tải quan trọng trong khu vực cũng như tăng cường ổn định cung cấp điện, giảm tổn thất công suất, điện năng trong hệ thống, EVNNPT yêu cầu dự án phải hoàn thành sớm và đưa vào vận hành đóng điện trước ngày 30-4-2024. Đặc biệt, việc triển khai dự án tại các trạm biến áp hiện hữu khi thi công trong điều kiện các thiết bị gần đó đang mang điện đòi hỏi phải tuyệt đối an toàn.
Trước chỉ đạo của tổng công ty, NPTPMB lập kế hoạch chi tiết từng khâu, từng hạng mục, chi tiết đến từng công việc, hằng ngày, các cán bộ thực hiện dự án bám sát theo tiến độ điều hành chi tiết, lãnh đạo ban, lãnh đạo các phòng chức năng luôn sẵn sàng trực tiếp chỉ đạo, bảo đảm không có sự gián đoạn; tập trung nguồn lực, tăng cường nhân lực, máy móc thi công; tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp, xuyên ngày nghỉ để đáp ứng tiến độ yêu cầu. Hoàn thành sớm dự án giúp bảo đảm điện áp nằm trong giới hạn cho phép lưới truyền tải điện khu vực miền Bắc, đáp ứng nhu cầu điện năng cho các phụ tải quan trọng trong khu vực. Tăng cường độ ổn định cung cấp điện, giảm tổn thất công suất, điện năng trong hệ thống, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Việc hoàn thành dự án cũng khẳng định năng lực thực hiện của NPTPMB đối với các dự án có tính chất cấp bách, thời gian thực hiện gấp gáp, kỹ thuật phức tạp và thi công đồng thời tại nhiều địa điểm./.
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Ngành kiểm sát nhân dân góp phần kiến tạo xã hội kỷ cương, công bằng, dân chủ, văn minh
- Đầu tư triển khai cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh: Hình mẫu đúng nghĩa về hợp tác công tư
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý