Tỉnh Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số
TCCS - Chuyển đổi số đang là xu thế được các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư trong thời gian gần đây. Để đồng hành cùng doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là một trong những đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội, giải pháp để thích nghi trong giai đoạn mới, thúc đẩy gia tăng giá trị, tạo đột phá về năng suất, chất lượng.
Xu thế tất yếu
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới. Các hoạt động chuyển đổi số bao gồm: Số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp; áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất, kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp; chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp... Lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp là mở rộng tập khách hàng và thị trường tiềm năng, gia tăng trải nghiệm khách hàng, sáng tạo sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu; đồng thời tối ưu chi phí vận hành, chi phí nhân sự, tăng hiệu suất sản xuất - kinh doanh và ra quyết định nhanh chóng, chính xác cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp… Với những lợi ích đó, theo nhận định của nhiều chuyên gia, chuyển đổi số đã và đang có tác động ngày càng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chuyển đổi số mang lại cả cơ hội và những cách thức mới, giúp các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ chuyển đổi số như điện toán đám mây, intenet vạn vận hấp dẫn (IoT),... có sẵn trong các giải pháp quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam, do các đơn vị Việt Nam nghiên cứu và triển khai. Đây chính là lợi thế quan trọng so với trước đây, tạo đà cho các doanh nghiệp có quyết tâm chuyển đổi, bởi chuyển đổi số có vai trò “đòn bẩy” để doanh nghiệp địa phương có thể tận dụng sức mạnh đặc thù, tri thức bản địa và các điều kiện riêng biệt của địa phương để vươn lên phát triển, xâm nhập thị trường toàn cầu và cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ tại cấp độ quốc gia và toàn cầu.
Chuyển đổi số là xu hướng bắt buộc, tuy nhiên, thực hiện chuyển đổi số không phải là tư duy “một sớm một chiều”, mua một phần mềm hay một công nghệ về áp dụng, mà cần quan tâm tới bối cảnh nguồn lực và điều kiện riêng mà doanh nghiệp đang có. Trọng tâm chuyển đổi số trong doanh nghiệp là phát triển các phần mềm ứng dụng, có thể giải quyết các bài toán kinh doanh và vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn, nhanh hơn và chính xác hơn, ví dụ như hệ thống thương mại điện tử, chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự... Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần phải biết rõ mình muốn gì, mình cần gì, kỳ vọng trong tương lai như thế nào; còn thiếu gì để thỏa mãn dữ liệu đầu ra mà mình mong muốn. Việc chuyển đổi số rất thuận lợi vì có rất nhiều công nghệ tốt, hạ tầng tốt, nhân lực tốt. Công nghệ, công cụ, ngôn ngữ lập trình nhân sự là giống nhau nhưng quyết định giải pháp chuyển đổi số thành công thuộc về các chủ doanh nghiệp. Giải pháp số phải đáp ứng từng nhu cầu kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp cụ thể. Từ đó, các chủ doanh nghiệp sẽ trang bị các gói công nghệ, cách thức áp dụng công nghệ phù hợp với đặc thù, điều kiện, tiềm lực sẵn có của mình. Trước xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, để trở thành doanh nghiệp số, các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới sáng tạo, sẵn sàng tâm thế hành động, chủ động xây dựng chiến lược chuyển đổi số, bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động, kịp thời hành động để bứt phá trong kinh doanh.
Tỉnh Quảng Ninh nỗ lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Xác định chuyển đối số là xu thế tất yếu, động lực tạo đột phá của sự phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đối với các doanh nghiệp, với mục tiêu chuyển đổi số để không ngừng nâng cao năng lực quản lý, khai thác vận hành hiệu quả lưới điện và chất lượng dịch vụ khách hàng, thời gian qua, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động. Nếu như trước đây, hệ thống thiết bị lưới điện được quản lý “trên giấy”, thì khi thực hiện chuyển đổi số, công ty đã xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ về hệ thống thiết bị nguồn lưới điện bằng phần mềm PMIS dùng chung của cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Các trạm biến áp, máy biến áp, hay từng thiết bị trên lưới điện như máy cắt, Recloser, LBS, DCL,... đều được cập nhật chính xác thông tin, “hồ sơ lý lịch”, lịch sử vận hành trong phần mềm PMIS. Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong chuyển đổi số công tác quản lý vận hành lưới điện, đưa lưới điện từ không gian thực vào không gian số. Cùng với đó, công ty cũng tiến hành số hóa, đưa vào vận hành phần mềm số hóa quy trình quản lý kỹ thuật - an toàn tại tất cả các đơn vị trực thuộc. Với phần mềm này, việc kiểm tra hiện trường, tương tác giữa các thành viên trong dây chuyền sản xuất... sẽ được thực hiện hoàn toàn trên không gian số thông qua các ứng dụng nội bộ, ứng dụng hiện trường, tạo ra quy trình khép kín, loại bỏ tất cả khâu trung gian. Dữ liệu sinh ra trong quá trình số hóa được quản lý tập trung, chuẩn hóa phục vụ cho công tác quản trị, phân tích, dự báo xu hướng phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhờ bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số, Công ty Điện lực Quảng Ninh từng bước nâng cao năng lực quản lý, khai thác vận hành hiệu quả lưới điện và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng.
Tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí, xác định chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu để đổi mới hoạt động, tạo đột phá trong quá trình phát triển, doanh nghiệp cũng đang tập trung chuẩn bị nguồn lực để thực hiện mục tiêu này. Theo đó, năm 2022, công ty sẽ hoàn thiện hệ thống văn phòng số (Digital Office); tiếp tục ứng dụng công nghệ vào triển khai các cuộc họp trực tuyến qua phần mềm Zoom, Teams Microsoft, cầu truyền hình và các cuộc họp không giấy… Cùng với đó, hoàn thành quy trình vận hành và sửa chữa bảo dưỡng nhà máy nhiệt điện trên phần mềm; số hoá biên bản và nhật ký vận hành điện tử trên nền tảng số; triển khai hệ thống thư viện, quản lý vật tư bằng mã QR code cũng như ứng dụng công cụ thanh toán điện tử. Mục tiêu hướng tới là lấy chuyển đổi số để làm “đòn bẩy” tối ưu hóa chi phí trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, nâng cao độ tin cậy và chất lượng dịch vụ.
Có thể thấy, những chuyển động từ phía các doanh nghiệp tỉnh nhà bước đầu đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển bền vững, lâu dài của cộng đồng doanh nghiệp. Bắt nhịp xu hướng tất yếu này, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh Quảng Ninh đã chủ động hợp tác với một số đơn vị viễn thông, công nghệ thông tin, doanh nghiệp số có uy tín, năng lực, kinh nghiệm để tham gia xây dựng phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, định hướng chuyển đổi số toàn diện.
Với mục tiêu xây dựng cộng đồng doanh nghiệp số, các sở, ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tham gia chuyển đổi số. Đồng thời, xây dựng và triển khai đồng bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp, xem đó là thước đo về hiệu quả các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực tăng mức độ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử... Cùng với đó là đưa ra những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận ứng dụng các giải pháp công nghệ số để nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất - kinh doanh và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp./.
Bí quyết sinh tồn cho doanh nghiệp trong thế giới “đa đám mây”  (19/10/2022)
Tỉnh Quảng Ninh: Hạ tầng khởi sắc nhờ hợp tác công - tư  (15/10/2022)
Hà Nội phục hồi kinh tế sau COVID-19 - phát triển Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại  (12/10/2022)
Thành phố Cẩm Phả phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”  (10/10/2022)
Tỉnh Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp  (08/10/2022)
Công nghệ nhận diện khuôn mặt của VNPT giúp Việt Nam đạt kỷ lục mới  (04/10/2022)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên