Cái “tôi” nặng thì cái “tội” lớn?!
Con người từ khi ra đời đều tồn tại cái “tôi” riêng, là sự tự nhận thức về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình. Cái tôi là cá tính, bản chất vốn có của mỗi con người để phân biệt với người khác. Theo đúng nghĩa, cái tôi giúp chúng ta định vị được bản thân trong xã hội rộng lớn, nó sẽ tốt nếu chúng ta biết cách điều chỉnh cho phù hợp, hài hòa giữa cái tôi và cái chung. Ngược lại, nhiều người có cái tôi quá lớn; tự xem “ta là một, là riêng, là tất cả”, lại được vài kẻ bợ đỡ tung hô, ca tụng nên dễ rơi vào ngộ nhận, tự huyễn hoặc bản thân, coi mình là số 1, không ai quan trọng hơn, xem thường người khác và dần trở nên ngông nghênh, hống hách, không còn biết quan tâm đến giá trị của người khác, quên đi trách nhiệm của mình với tập thể, cộng đồng.
Trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, có những cán bộ luôn biết cách thể hiện mình một cách sáng suốt, tiên phong trong việc mở ra những hướng đi mới, cách làm mới, đặt lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội lên trên hết; đồng thời, kiên quyết bài trừ tác phong quan liêu, lề lối làm việc “ghế sa lông, bàn giấy, phòng lạnh” để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà tổ chức giao phó. Đó là những cán bộ quyết đoán, mạnh mẽ, dám đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Nếu thành công, đó là thành công của tập thể, của tổ chức; còn nếu thất bại, sẵn sàng dũng cảm đứng ra chịu trách nhiệm, không né tránh. Họ tự nhận thức tư cách, nhân phẩm, giá trị của mình như là “công bộc”, “đày tớ” của nhân dân, dĩ công vi thượng, luôn đặt lợi ích của tập thể, của đất nước lên trên, lợi ích của cá nhân hài hòa với lợi ích của tập thể.
Tuy nhiên, cũng không ít cán bộ, lãnh đạo có cái tôi quá lớn, là người luôn xem mình là nhất, ngang nhiên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác. Đó là những cán bộ cậy mình có một ít thành tích, tự kiêu tự đại, hay “lên mặt dạy đời” và cho rằng, không ai đủ tư cách ngồi vào ghế đó như mình, không ai có thể thay thế được mình. Họ trở nên ngông cuồng, không giữ kỷ luật, tự coi mình là bậc “bề trên”, công trạng, kinh nghiệm có thừa nên hay “lên lớp”, “nạnh kẹ” với cán bộ cấp dưới, nhất là cán bộ trẻ.
Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII và đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, nhiều vụ, việc vi phạm được ủy ban kiểm tra các cấp kết luận, quyết định kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, có liên quan trực tiếp đến vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Tình trạng này diễn ra ở nhiều loại hình tổ chức đảng, trong nhiều lĩnh vực, liên quan trực tiếp đến cả các cán bộ cấp cao ở Trung ương và địa phương. Các cá nhân, tổ chức này đều đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo. Vì coi mình là nhất, họ coi thường ý kiến của cấp dưới, bỏ ngoài tai ý kiến của tập thể, đưa ra quyết định, đề ra chủ trương một cách chủ quan, duy ý chí, thấy sai vẫn làm để “vinh thân phì gia” nên đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận xã hội và gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương. Kết luận điều tra của cơ quan chức năng đã phơi bày những góc khuất mà dư luận băn khoăn, làm rõ những sai phạm của những vị lãnh đạo từng được tung hô một thời. Sự thật càng sáng tỏ thì càng thấy sự liều lĩnh, bất chấp pháp luật, bất chấp các nguyên tắc trong lãnh đạo, chỉ đạo của những cán bộ này trên cương vị là người đứng đầu. Quyền lực bị lợi dụng, lạm dụng cho những ý đồ cá nhân. Doanh nghiệp sân trước, sân sau, doanh nghiệp người thân, người nhà vây quanh chi phối, biến việc công thành việc tư. Quyền lợi của nhân dân, lợi ích của số đông bị hạ xuống ở vị trí thứ yếu. Những bản án nghiêm khắc là cái kết đích đáng cho những vị lãnh đạo này. Đúng thật là: Cái “tôi” nặng thì cái “tội” lớn!
Suy cho cùng, cái tôi là bản ngã của con người và ai cũng cần và có quyền để khẳng định mình. Nhưng, điều quan trọng là, mỗi người cán bộ, đảng viên phải biết cách quản trị bản thân thật tốt, biết lắng nghe những ý kiến phê bình, trái chiều để điều chỉnh hành vi; loại bỏ tâm hẹp hòi; đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân; khi đó cái “tôi” thì nhẹ, mà cái “chung” thì nặng và sự phát triển của mỗi cá nhân hòa cùng sự đi lên của tập thể - đó mới là điều đáng quý, đáng trân trọng ở mỗi người cán bộ, đảng viên!/.
“Hoa hồng to”, “hoa hồng nhỏ” (16/03/2022)
Tỉnh Gia Lai tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới (28/02/2022)
Liêm và sỉ (28/02/2022)
Những chiếc đồng hồ… “vô tội”! (15/02/2022)
- Xây dựng Vĩnh An trở thành xã nông thôn mới nâng cao
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Coi trọng xây dựng văn hóa trong Đảng - nhân tố quan trọng tạo sức mạnh nội sinh của Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý