Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp phiên thứ hai Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng
TCCS - Ngày 21-8-2024, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng chủ trì họp phiên thứ hai Tiểu ban Nhân sự.

Tham dự phiên họp có thành viên Tiểu ban, gồm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú và các thành viên Tổ giúp việc của Tiểu ban Nhân sự.
Phiên họp thứ hai cho ý kiến đối với: Dự thảo Báo cáo tổng kết nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và xây dựng phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; dự thảo tờ trình Bộ Chính trị tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; dự thảo phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV để trình xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi lấy ý kiến góp ý của cấp ủy, tổ chức, cơ quan theo quy định.
Sau khi các đồng chí trong Tiểu ban thảo luận, cho ý kiến về nội dung trong dự thảo các văn bản trình ra tại phiên họp, phát biểu kết luận, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, tiếp tục quán triệt sâu sắc, thống nhất nhận thức về vị trí, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác cán bộ và việc chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng; kế thừa tư tưởng, định hướng lớn và cụ thể của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Trưởng Tiểu ban Nhân sự tại phiên họp thứ nhất. Đặc biệt, phải lấy kết quả tổng kết nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để làm cơ sở quan trọng xây dựng phương hướng nhân sự Đại hội XIV của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, công tác nhân sự Đại hội Đảng phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Nhân sự được xem xét lựa chọn phải là cán bộ có năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, có uy tín trong dân, trong Đảng. Quá trình chuẩn bị nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, dân chủ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, tổ chức đảng; phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết.
Nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự là đặc biệt quan trọng, khó khăn, nhạy cảm, cùng với Tiểu ban Văn kiện và các tiểu ban khác quyết định thành công của Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý các thành viên Tiểu ban tiếp tục dành nhiều thời gian để chỉ đạo, cho ý kiến về các công việc quan trọng của Tiểu ban./.
Hà Phương (tổng hợp)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, làm việc và hội kiến với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc (20/08/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024) (18/08/2024)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khu vực công của Singapore và gợi ý cho Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam