Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW và quán triệt, triển khai Chỉ thị số 24-CT/TW của Bộ Chính trị
TCCS - Ngày 21-12-2023, tại trụ sở Bộ Công an, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 5-1-2017 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế (Chỉ thị số 12); quán triệt, triển khai Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 13-7-2023 của Bộ Chính trị về bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng (Chỉ thị số 24).

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương.
Hội nghị đã đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 và quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 24, thống nhất, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, cả hệ thống chính trị và nhân dân về bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai biểu dương, ghi nhận những thành tích, kết quả đã đạt được trong 05 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị. Đồng chí nhấn mạnh, lực lượng công an tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt trong bảo vệ an ninh kinh tế; chủ động phòng ngừa, đấu tranh vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm trên các lĩnh vực kinh tế; tham gia tích cực thúc đẩy chuyển đổi số, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Công tác phối hợp giữa lực lượng công an với các ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương trong bảo vệ an ninh kinh tế hiệu quả hơn, nhất là trong rà soát, kiểm tra cụ thể từng quy hoạch, đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...
Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 24 và Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị, các cấp ủy đảng tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc những nội dung trọng tâm của Chị thị. Quán triệt thực hiện nghiêm quan điểm “Bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ an ninh quốc gia”, “Giữ vững độc lập, tự chủ, an ninh, lợi ích quốc gia, thế chủ động chiến lược; bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ”...

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Bộ trưởng Tô Lâm đã khẳng định những kết quả đạt được qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12, kết quả bao trùm nhất đó là an ninh kinh tế ngày càng vững chắc; các yếu tố tiềm ẩn phức tạp được kiểm soát, kiềm chế và từng bước xóa bỏ; đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế đạt nhiều kết quả quan trọng; môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, lành mạnh, bình đẳng ngày càng được củng cố; kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức do tác động chưa từng có tiền lệ của dịch bệnh COVID-19, cạnh tranh giữa các nước lớn và môi trường an ninh toàn cầu ngày càng căng thẳng.
Chỉ đạo một số nhiệm vụ công tác trọng tâm, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh: Tiếp tục cụ thể hóa, quán triệt thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 24 của Bộ Chính trị; tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, Thủ trưởng các đơn vị kinh tế trọng điểm về tăng cường công tác phòng ngừa trong bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh quốc gia. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, xử lý từ sớm, từ xa những nhân tố có thể gây đột biến, bất lợi. Đồng thời, phát hiện, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân hoạt động phá hoại kinh tế, lợi dụng hoạt động hợp tác, đầu tư để can thiệp vào chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, chuyển hóa chính trị. Chủ động đánh giá, nhận diện, dự báo các loại tội phạm mới trên các lĩnh vực kinh tế trọng điểm để triển khai các giải pháp đấu tranh, xử lý, phòng ngừa, ngăn chặn.
Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị, nhất là lực lượng trực tiếp bảo đảm an ninh kinh tế, bảo đảm đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh kinh tế trong tình hình mới./.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: An ninh kinh tế góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế (14/05/2023)
Bảo đảm an ninh quốc gia của đất nước thời kỳ mới (15/12/2022)
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
- Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh - Sức lan tỏa trong thực hiện quy định nêu gương của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay
- Phát huy vai trò của truyền thông đối ngoại trong kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý