Thủ tướng Abe: VJU là biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nhật
23:22, ngày 18-01-2017
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc gặp mặt với phó giáo sư Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội (VNU) - và giáo sư Furuta Motoo - Hiệu trưởng trường Đại học Việt - Nhật (VJU - đơn vị thành viên của VNU) - cùng một số đại diện khác của hai trường, vào sáng 17-01 tại Hà Nội.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Abe nói: “VJU là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời cũng thể hiện chính sách mà Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn liền với tương lai của thế hệ trẻ. Tôi mong các em học tốt cả chuyên môn, ngôn ngữ, văn hóa, và hy vọng rằng các em sẽ cống hiến nhiều cho sự phát triển của Việt Nam và khu vực trong tương lai. Đó chính là cầu nối giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.”
Về phần mình, phó giáo sư Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc VNU - bày tỏ sự cảm ơn những hỗ trợ mà Nhật Bản đã thực hiện trong thời gian qua, và cho biết “sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho VJU, nỗ lực đưa VJU trở thành một trường đại học có vị trí trong khu vực và trên thế giới, đồng thời mong muốn tiếp tục được Nhật Bản hỗ trợ trong thời gian tới.”
Cũng trong cuộc gặp mặt, một đại diện học viên của VJU đã phát biểu bằng tiếng Nhật suy nghĩ và hoài bão của mình: “Em rất vui vì dù ở Việt Nam nhưng vẫn được đào tạo trong môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế. Em sẽ nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Nhật Bản để trong tương lai sẽ trở thành nhà nghiên cứu về Nhật Bản, trở thành cầu nối giữa hai đất nước.”
Cuộc gặp gỡ đã kết thúc sau khi các thành viên phía Việt Nam chụp ảnh kỷ niệm với Thủ tướng trong bầu không khí thân mật ấm áp.
Trường Đại học Việt-Nhật đặt mục tiêu trở thành “Center of Excellence” (nơi đào tạo, nghiên cứu ở trình độ cao nhất) tại Việt Nam, với tiêu chí vừa đào tạo ra những nhân tài xuất sắc có thể làm việc trong môi trường toàn cầu, vừa cung cấp nguồn nhân lực có khả năng hành động thực tế, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của xã hội Việt Nam.
Trường đã khai giảng khóa đào tạo thạc sỹ vào tháng 9-2016. Với trọng tâm chính là “Khoa học bền vững,” trường đang thực hiện đào tạo theo phương châm kết hợp hài hòa giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng với đào tạo khả năng giải quyết vấn đề, hướng đến xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Từ tháng 4-2015, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã triển khai Dự án hợp tác kỹ thuật kéo dài 5 năm mang tên “Dự án xây dựng các chương trình đào tạo thạc sỹ cho Đại học Việt-Nhật,” trong đó hỗ trợ nhà trường qua việc phái cử giáo viên người Nhật Bản tham gia chuẩn bị và thực hiện chương trình đào tạo, phái cử giáo viên phía Việt Nam sang Nhật Bản tham gia tập huấn ngắn hạn, tiếp nhận học viên sang Nhật Bản thực tập, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị...
Bên cạnh những hỗ trợ cho chương trình đào tạo, Dự án còn hỗ trợ xây dựng nền tảng vận hành của nhà trường thông qua phái cử một số cán bộ đóng góp vào công tác điều hành quản lý trường, trong đó có giáo sư Furuta Motoo đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng nhà trường.
Hiện nay trường đang bắt đầu hoạt động tuyển sinh Khóa 2, và từ năm 2017 dự kiến sẽ có thêm chương trình đào tạo về Biến đổi khí hậu.
Trong thời gian tới, Đại học Việt-Nhật sẽ tiếp tục triển khai hoạt động đào tạo theo tiêu chuẩn Nhật Bản với chất lượng cao, song song với việc cử học viên sang Nhật Bản thực tập, thực hiện hợp tác nghiên cứu..., qua đó tăng cường hợp tác với các chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhật Bản, đào tạo đội ngũ nhân tài có thể đáp ứng yêu cầu về nhân lực của khu vực và trên thế giới./.
Về phần mình, phó giáo sư Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc VNU - bày tỏ sự cảm ơn những hỗ trợ mà Nhật Bản đã thực hiện trong thời gian qua, và cho biết “sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho VJU, nỗ lực đưa VJU trở thành một trường đại học có vị trí trong khu vực và trên thế giới, đồng thời mong muốn tiếp tục được Nhật Bản hỗ trợ trong thời gian tới.”
Cũng trong cuộc gặp mặt, một đại diện học viên của VJU đã phát biểu bằng tiếng Nhật suy nghĩ và hoài bão của mình: “Em rất vui vì dù ở Việt Nam nhưng vẫn được đào tạo trong môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế. Em sẽ nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Nhật Bản để trong tương lai sẽ trở thành nhà nghiên cứu về Nhật Bản, trở thành cầu nối giữa hai đất nước.”
Cuộc gặp gỡ đã kết thúc sau khi các thành viên phía Việt Nam chụp ảnh kỷ niệm với Thủ tướng trong bầu không khí thân mật ấm áp.
Trường Đại học Việt-Nhật đặt mục tiêu trở thành “Center of Excellence” (nơi đào tạo, nghiên cứu ở trình độ cao nhất) tại Việt Nam, với tiêu chí vừa đào tạo ra những nhân tài xuất sắc có thể làm việc trong môi trường toàn cầu, vừa cung cấp nguồn nhân lực có khả năng hành động thực tế, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của xã hội Việt Nam.
Trường đã khai giảng khóa đào tạo thạc sỹ vào tháng 9-2016. Với trọng tâm chính là “Khoa học bền vững,” trường đang thực hiện đào tạo theo phương châm kết hợp hài hòa giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng với đào tạo khả năng giải quyết vấn đề, hướng đến xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Từ tháng 4-2015, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã triển khai Dự án hợp tác kỹ thuật kéo dài 5 năm mang tên “Dự án xây dựng các chương trình đào tạo thạc sỹ cho Đại học Việt-Nhật,” trong đó hỗ trợ nhà trường qua việc phái cử giáo viên người Nhật Bản tham gia chuẩn bị và thực hiện chương trình đào tạo, phái cử giáo viên phía Việt Nam sang Nhật Bản tham gia tập huấn ngắn hạn, tiếp nhận học viên sang Nhật Bản thực tập, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị...
Bên cạnh những hỗ trợ cho chương trình đào tạo, Dự án còn hỗ trợ xây dựng nền tảng vận hành của nhà trường thông qua phái cử một số cán bộ đóng góp vào công tác điều hành quản lý trường, trong đó có giáo sư Furuta Motoo đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng nhà trường.
Hiện nay trường đang bắt đầu hoạt động tuyển sinh Khóa 2, và từ năm 2017 dự kiến sẽ có thêm chương trình đào tạo về Biến đổi khí hậu.
Trong thời gian tới, Đại học Việt-Nhật sẽ tiếp tục triển khai hoạt động đào tạo theo tiêu chuẩn Nhật Bản với chất lượng cao, song song với việc cử học viên sang Nhật Bản thực tập, thực hiện hợp tác nghiên cứu..., qua đó tăng cường hợp tác với các chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhật Bản, đào tạo đội ngũ nhân tài có thể đáp ứng yêu cầu về nhân lực của khu vực và trên thế giới./.
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Coi trọng xây dựng văn hóa trong Đảng - nhân tố quan trọng tạo sức mạnh nội sinh của Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý