Hỏi đáp về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
Hệ thống tổ chức hành chính của nước ta từ trước đến nay bao gồm 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên, chế độ chính sách đối với những người làm việc tại cơ quan hành chính các cấp lại không thống nhất: những người làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên được hưởng lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác theo quy định của Nhà nước, nhưng những người làm việc tại các cơ quan cấp xã, phường, thị trấn trước năm 2003 không được xếp lương, chỉ được hưởng sinh hoạt phí và trước năm 1998 chưa có chế độ hưu trí, chỉ được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ việc. Từ năm 1998 trở đi, những người làm việc ở cơ quan hành chính cấp xã đã được tham gia đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định chung của Điều lệ Bảo hiểm xã hội và từ năm 2003 trở đi những người này được công nhận là cán bộ, công chức nhà nước theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và được xếp lương theo thang, bảng lương của Nhà nước. Do đó, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã khi đang làm việc và khi nghỉ việc theo các giai đoạn là rất phức tạp.
Để giúp các cấp, các ngành và người lao động nắm vững các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức làm việc ở cấp xã, phường, thị trấn, Nhà xuất bản Thống kê đã xuất bản cuốn sách Hỏi đáp về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn của TS. Nguyễn Thị Hải Vân - Lê Xuân Từ.
Nội dung cuốn sách gồm 5 phần:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
Phần thứ hai:Chế độ, chính sách về tiền lương, sinh hoạt phí và phụ cấp
Phần thứ ba: Chế độ bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật
Phần thứ tư: Chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác
Phần thứ năm: Một số văn bản quy phạm pháp luật áp dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sẽ thăm chính thức Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 14 đến ngày 16-11-2007 (09/11/2007)
Quốc hội xem xét công tác tư pháp (07/11/2007)
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
- Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh - Sức lan tỏa trong thực hiện quy định nêu gương của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay
- Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh châu Âu: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý