Chính trị khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh lạnh
Khu vực Đông Bắc Á từ nhiều năm qua do các nguyên nhân khác nhau đã trở thành địa bàn có nhiều diễn biến chính trị phức tạp, nhạy cảm. Chính vì thế việc nghiên cứu, phân tích đúng thực trạng, nhằm làm rõ các nguyên nhân của tình hình trên, từ đó dự báo được xu hướng biến đổi những vấn đề cơ bản của chính trị khu vực Đông Bắc Á trong tương lai là thực sự cần thiết không chỉ về mặt học thuật nhằm nâng cao thêm kiến thức về khu vực này mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng là góp phần cung cấp cho Đảng và Nhà nước ta những luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách hợp tác phát triển giữa nước ta với các quốc gia, lãnh thổ ở khu vực này trong các lĩnh vực chính trị đối ngoại và an ninh quốc phòng.
Đây là một vấn đề rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách có hệ thống, vì thế trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu để biên soạn thành cuốn sách này, tập thể các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và một số cộng tác viên bên ngoài chỉ nhằm vào mục tiêu chính là phân tích, đánh giá thực trạng diễn biến một số vấn đề chính trị cơ bản ở khu vực Đông Bắc Á trong bối cảnh quốc tế mới từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay. Từ đó dự báo xu hướng tình hình chính trị khu vực này đến năm 2015 và tác động đến Việt Nam.
Nội dung của cuốn sách gồm có 4 chương:
Chương I: Các thể chế chính trị - xã hội và quan hệ chính trị cơ bản ở khu vực Đông Bắc Á
Chương II: Tranh chấp lãnh thổ và một số mâu thuẫn cơ bản khác ở khu vực Đông Bắc Á
Chương III: Liên kết Đông Bắc Á - Đông Á: Một xu thế mang màu sắc chính trị
Chương IV: Xu hướng biến đổi tình hình chính trị khu vực Đông Bắc Á đến năm 2015
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sẽ thăm chính thức Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 14 đến ngày 16-11-2007 (09/11/2007)
Quốc hội xem xét công tác tư pháp (07/11/2007)
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Một số điểm nghẽn chính sách trong phát triển mô hình kinh tế bao trùm ở Việt Nam: Nhìn từ thực tế vùng và hoạt động của doanh nghiệp
- Con đường trỗi dậy kinh tế của Hàn Quốc - một số vấn đề gợi mở từ phương diện chính sách
- Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới
- Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh - Sức lan tỏa trong thực hiện quy định nêu gương của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý