Không đầu tư BOT tràn lan, sẽ giảm mức phí và thời gian thu
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Giao thông Vận tải xây dựng cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội cho giao thông mà chủ yếu là đầu tư theo hình thức BOT, BT tạo sự thay đổi mạnh mẽ các hình thức đầu tư, góp phần thay đổi kinh tế - xã hội.
Các dự án BOT sẽ được Nhà nước chọn lọc để đầu tư
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, phong trào BOT được một số nhà đầu tư mới làm nhưng khi làm lại không đúng trách nhiệm, xác định đúng giá, tính toán chưa chính xác để lại bức xúc trong xã hội.
Không đầu tư BOT tràn lan
Tại Hội nghị đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011 - 2015 vào ngày hôm nay (07-6), theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đã huy động 444.000 tỷ đồng, trong đó vốn tư nhân là 186.660 tỷ đồng, và thu hút, ký kết được 6,2 tỷ USD (tổng số vốn ODA đến nay đã ký kết được là 18,4 tỷ USD).
Vốn tư nhân huy động gần 187.000 tỷ đồng tại 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Trong đó, lĩnh vực đường bộ 58 dự án, hàng hải 2 dự án... Đến nay, đã giải ngân vốn tư nhân giai đoạn này khoảng 122.000 tỷ đồng. Hai lĩnh vực chưa huy động được là đường sắt và hàng không.
Khẳng định chủ trương xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng là cần thiết trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam tỏ ra hồ hởi khi Bộ Giao thông Vận tải huy động tới 187.000 tỷ đồng trong những năm qua. Đầu tư BOT tới đây phát triển nữa nên phải chọn lọc, không để tràn lan.
Tuy nhiên, ông Thanh cũng chỉ ra hàng loạt các bất cập của các dự án BOT như có không ít trạm thu phí đặt chưa đúng vị trí; các trạm thu phí được bố trí quá dày, người dân và doanh nghiệp không có quyền lựa chọn; vẫn áp dụng thu tiền mặt nên thiếu công khai, minh bạch; phí chồng phí.
Bổ sung thêm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá, chất lượng công trình được nâng lên song một số dự án chất lượng còn thấp xảy ra lún nứt, ảnh hưởng đến an toàn đến phương tiện con người.
Thừa nhận việc bố trí trạm thu phí chưa hợp lý, gây bức xúc, Phó Thủ tướng chỉ ra nguyên nhân còn thiếu quy hoạch tổng thể về phân bổ nguồn lực cho đầu tư công trình hạ tầng giao thông, chưa có quy hoạch cụ thể, đường nào cần BOT, đường nào cần ngân sách đồng thời thiếu quy hoạch các trạm thu phí hợp lý.
“Đầu tư BOT hiện nay chủ yếu là nhà đầu tư và ngân hàng, Nhà nước chưa tham gia nhiều. Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế như khối lượng dự toán, tư vấn thiết kế và khảo sát kém, năng lực các chủ thể tham gia BOT còn bất cập, sự phối hợp giữa các chủ đầu tư là chưa tốt nên dẫn đến nhiều trạm phí trên cùng một tuyến đường”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, trong thời gian qua, số lượng dự án BOT là tương đối lớn nên tác động đến xã hội, đến doanh nghiệp, người dân cũng có những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp người dân. Vừa qua, Bộ Giao thông đã trình Chính phủ đề án tổng thể về đầu tư BOT, PPP.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung vào đầu tư các dự án có tính chất đột phá, đặc biệt tuyến cao tốc Bắc Nam; nâng cấp các tuyến nối liền trung tâm kinh tế với nhau trên cơ sở Nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân cùng thực hiện theo hình thức PPP đồng thời thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư hạ tầng. Trên cơ sở đó, ngành giao thông sẽ cùng các Bộ ngành khác đưa ra một lộ trình đầu tư với mức phí và thời gian hoàn vốn hợp lý hơn.
Sẽ giảm mức phí, thời gian thu
Thời gian tới, việc đầu tư các dự án BOT phải lựa chọn để bảo đảm các lợi ích, trong đó là lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp để tránh tăng chi phí vận tải, đặc biệt tập trung đầu tư vào các tuyến để người dân có sự lựa chọn. Sắp tới sẽ đầu tư vào các tuyến cao tốc là chủ yếu còn những tuyến không phải là cao tốc người dân sẽ không phải đóng phí hoặc đóng phí thấp hơn. Để có sự lựa chọn doanh nghiệp phải đi qua. Mục tiêu là giảm mức phí xuống, thời gian thu phí ngắn hơn”, Thứ trưởng Trường quả quyết.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải cần đặt ra câu hỏi tại sao lại dồn quá nhiều nguồn lực đầu tư về đường cao tốc, Quốc lộ. 5 năm tới chính là tiếp cận toàn bộ hạ tầng giao thông nên phải xác định rõ vị thế của các lĩnh vực khác như hàng không, đường sắt, đường biển... chứ không chỉ riêng phân bổ ưu ái cho đường bộ.
“Thực tế, chi phí đầu tư BOT của Việt Nam so với thế giới là cao. Thu hồi vốn mức phí cao là cần thiết nhưng bảo đảm lợi ích nhà đầu tư và doanh nghiệp cần phải có sự hài hòa. Để giải quyết mức phí thì đề nghị kéo dài thời gian thu phí, giảm mức phí, Nhà nước lấy tiền bù cho doanh nghiệp đầu tư”, ông Thiên đưa ra giải pháp.
Bổ sung thêm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng, hiện tại nhiều dự án BOT đường bộ triển khai trong thời gian qua vẫn còn nhiều khoản dư chưa sử dụng so với dự toán ban đầu và đây là cơ sở cho việc tính toán giảm phí hoặc giảm thời gian hoàn vốn.
Mức thu phí qua trạm BOT hiện rất cao, quá sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp
do nhà đầu tư hoàn vốn để bảo đảm phương án tài chính
"Bộ Giao thông cần rà soát lại tổng mức đầu tư, nhanh chóng quyết toán hoàn thành công trình. Các dự án như chi phí dự phòng quản lý dự án, lãi vay rà soát lại và thực tế là cũng chưa tính đến khi triển khai và việc rà soát này sẽ làm giảm mức phí”, lãnh đạo ngành Tài chính nhấn mạnh.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng, đầu tư BOT chính là trả chậm cho ngân sách Nhà nước nên phải tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy trình quản lý từ khâu chuẩn bị đầu tư lập dự án cho đến khảo sát giải phóng mặt bằng, nghiệm thu bàn giao, xây dựng... nhưng bảo đảm lợi ích cho người dân và nhà đầu tư phải minh bạch thu phí; Thanh tra chính phủ các dự án nếu thấy có vi phạm hoặc theo định kỳ đối với các dự án đã làm xong để kịp thời khắc phục các sai phạm./.
Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, hiện cả nước có 88 trạm thu phí trên Quốc lộ, trong đó 74 trạm do ngành giao thông quản lý, 14 trạm do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý và 13 trạm cao tốc. Đáng nói, trong số trạm thu phí trên quốc lộ có 20 trạm có khoảng cách dưới 60km. Để có chính sách thu phí hợp lý, Bộ Giao thông đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quy trình nguyên tắc xác định trạm thu phí, mức phí và tham vấn người sử dụng để khắc phục các tồn tại nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch đồng thời giám sát nguồn thu tại các trạm thu phí. |
Quảng Nam chăm lo tốt cho người có công và người nhiễm dioxin  (07/06/2016)
Cấp 120 tấn hóa chất phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho ba tỉnh  (07/06/2016)
Những bằng chứng lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam  (07/06/2016)
Trao kỷ niệm chương cho Giám đốc quốc gia WB Victoria Kwakwa  (07/06/2016)
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh thực hiện quy chế làm việc của Chính phủ  (07/06/2016)
Việt Nam coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ với Liên bang Nga  (07/06/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên