TCCS - Hiện nay, Việt Nam có hơn 170 doanh nghiệp cung ứng lao động, mỗi năm gửi ra nước ngoài khoảng 80.000 lao động tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Người lao động Việt Nam trước giờ xuất cảnh làm việc ở Nhật Bản_Nguồn: nld.com.vn

Việc khai thác những thị trường có yêu cầu cao nhưng cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội hơn cũng đã được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong xuất khẩu lao đông (XKLĐ) thời gian tới. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2022 sẽ tập trung hoàn thiện, thúc đẩy ký kết các thỏa thuận về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận, đặc biệt tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định. Hiện, ngoài việc ổn định thị trường lao động truyền thống, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang từng bước mở rộng những thị trường mới, tiềm năng cao. Theo đánh giá của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS), các thị trường lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoài các chương trình mà hai bên đã ký kết như EPS (Hàn Quốc) và IM Japan (Nhật Bản), các quốc gia này đang đẩy mạnh việc thu hút nhân lực có chất lượng, tay nghề cao hơn từ Việt Nam.

Một số thị trường lao động đã được khai thác, phát triển và ổn định thời gian qua bao gồm:

- Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản.

- Thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan (Trung Quốc) là 1 trong những nước có mức lương tương đối ổn định, đi XKLĐ Đài Loan (Trung Quốc) với chi phí rẻ, đa dạng ngành, nghề, ưu điểm là xuất cảnh nhanh vì không phải học tiếng nhiều.

- Thị trường xuất khẩu lao động Singapore: Quốc gia Singapore là một đất nước đáng sống, là một trong những thị trường khó tính, xuất khẩu lao động Singapore luôn là niềm ao ước của nhiều người lao động Việt Nam. Hiện nay, trong khu vực châu Á, ngoài một số nước lớn như Nhật Bản và Trung Quốc thì Singapore cũng trở thành cái tên được nhiều người dân lao động tìm hiểu. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu lao động đi Singapore là một sự lựa chọn tốt trong danh sách thị trường xuất khẩu lao động hiện nay.

- Thị trường xuất khẩu lao động Rumani là thị trường đầy tiềm năng trong 2 năm trở lại đây. XKLĐ đi Rumani mang đến cho người lao động những cơ hội mới để có thể nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

- Thị trường xuất khẩu lao động Ba Lan: Xuất khẩu lao động Ba Lan cũng như các nước châu Âu luôn dành được nhiều sự quan tâm của người lao động Việt Nam vì chất lượng cuộc sống cao và mức lương hấp dẫn.

- Thị trường XKLĐ Đức và du học nghề tại Đức: Du học nghề tại Đức hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam vì nhận được nhiều ưu đãi của các trường nghề tại Đức. Du học nghề tại Đức là cơ hội hấp dẫn đối với những bạn muốn hưởng nền giáo dục số 1 châu Âu cùng vô số điều kiện hấp dẫn khác. Chương trình du học nghề Đức được chính phủ Đức quy định là các em học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các em có thể tham gia vào học nghề ở lứa tuổi 15-18. Hiện nay, 2/3 học sinh trong nhóm độ tuổi này đã chọn hình thức đào tạo nghề kép. Tiêu chuẩn được lựa chọn vào hệ thống đào tạo kép phụ thuộc vào chất lượng học nghề của học sinh.

- Thị trường xuất khẩu lao động Australia: Từ trước đến này XKLĐ Australia là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của lao động Việt Nam khi nói đến xuất khẩu lao động. Với mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, có thể bảo lãnh người thân qua sống cùng… Úc là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh, mức sống cao hàng đầu trên thế giới vì vậy XKLĐ Australia là giấc mơ của rất rất nhiều người.

- Thị trường xuất khẩu lao động Hungary đang mở.

- Thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc truyền thống.

Ngoài ra, có thể kể tới các nước, như Canada, Ba Lan, Na Uy, Đan Mạch, Bulgaria,... cũng là những thị trường có nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam đi làm việc. Các quốc gia này có hệ thống an sinh xã hội tốt, việc làm đa dạng, phù hợp với người lao động Việt Nam và cho thu nhập khá cao. Hiện, các doanh nghiệp đang phối hợp với đối tác nước ngoài để triển khai các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết và đăng ký.

Để doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn cung lao động, đồng thời, phát triển và ổn định thị trường lao động, ngày 5-2-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg, về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030. Một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình là tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 35% - 40% vào năm 2030. Đến năm 2030, hệ thống thông tin thị trường lao động được hiện đại hóa, dữ liệu được liên thông giữa các vùng trên toàn quốc và mở rộng kết nối với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt tại một số nước là thị trường lao động chính của Việt Nam vào năm 2030.

Bên cạnh nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước (Quỹ) theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg, ngày 31-12-2021, của Thủ tướng Chính phủ cũng góp phần đáng kể trong trợ giúp doanh nghiệp khai thác, phát triển và ổn định thị trường lao động.

Doanh nghiệp dịch vụ được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này khi đóng góp Quỹ đầy đủ. Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động khai thác, phát triển thị trường mới, mở rộng và ổn định thị trường lao động ngoài nước, tham gia khảo sát, đánh giá thị trường đang tiếp nhận lao động Việt Nam được quy định tại Điều 17, 18 của Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg./.